Bài viết

slogan3

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là gì?

 

Bệnh đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hócacbohydratmỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

 

Đái tháo đường có nguy hiểm không?

 

 

Khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao và không được phát hiện trong một thời gian dài có thể làm tổn hại đến các cơ quan và dẫn đến biến chứng mạch máu, thần kinh với các biểu hiện như sau:

 

-       Đau hoặc tê ở chân hoặc bàn chân của bạn

 

-       Chậm lành các vết thương

 

-       Nhiễm nấm

 

-       Buồn nôn và ói mửa

 

-       Hôn mê

 

-       Dấu hiệu bất thường trên da như bạch biến, u vàng phát ban, xơ cứng ngón tay,…

 

 

 

7

 

 

 

Có thể điều trị bệnh ĐTĐ không?

 

 

Bệnh đái tháo đường không điều trị khỏi nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm và kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể tránh được các biến chứng nặng nề do bệnh gây ra và có cuộc sống gần như người bình thường.

 

  

Bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không?

 

Nếu bạn gặp phải 2 hay nhiều hơn các dấu hiệu sau đây, có thể bạn đang mắc bệnh đái tháo đường:

-       Đi tiểu nhiều và khát nhiều

-       Đói và mệt mỏi

-       Sút cân ngoài ý muốn

-       Khô miệng và khô da

-    Mờ mắt

 

Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường không?

 

-       Quá cân (BMI ≥ 23), béo phì (vòng eo > 80cm ở phụ nữ , > 90cm ở đàn ông)

-       Có người thân trực hệ bị đái tháo đường (Cha, Mẹ, …)

-       Có bệnh tăng huyết áp (huyết áp ≥ 140/90 mmHg).

-       Có tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid máu.

-       Sanh con ≥ 4kg, được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai lưu.

-       Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết đói (đường huyết đói từ 100 – 125 mg%).

 

Bạn được xác định mắc bệnh đái tháo đường khi nào?

 

1 trong 4 tiêu chuẩn:

-       Đường huyết lúc đói (nhịn ăn 8 giờ) ≥ 126 mg% (≥ 7 mmol/l).

-    Kết quả đường huyết bất kỳ ≥ 200mg% (hoặc 11 mmol/l), có thể kèm theo các triệu chứng: khát, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân

-       HbA1c ≥ 6.5%.

-       Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg% (11.1 mmol/l)

  

Làm gì để phát hiện bệnh đái tháo đường?

 

Chỉ có thể kiểm tra và theo dõi bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm:

-       Glucose máu (đói)

-       HbA1c

-       Tổng phân tích nước tiểu

Tầm quan trọng chỉ số HbA1c trong chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường?

         

         Trong khi chỉ số glucose máu chỉ xác định mức đường huyết tại thời điểm xét nghiệm thì chỉ số HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình của bệnh nhân trong 3 tháng trước đó, điều này giúp các bác sĩ và người bệnh nhận định chính xác tình trạng tăng glucose máu trong suốt khoảng thời gian dài chứ không chỉ tại thời điểm xét nghiệm.

Vậy nên có không ít trường hợp người bệnh có kết quả đường huyết bình thường nhưng vẫn xảy ra các biến chứng tiểu đường là do người bệnh không lưu tâm đến chỉ số HbA1c.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện tầm soát đái tháo đường ở người trên 45 tuổi (tốt nhất vào buổi sáng, lúc đói) và kiểm tra định kỳ đường huyết mỗi 6 tháng. Đối với người có nguy cơ cao, người bị đái tháo đường đang điều trị nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn theo khuyến cáo của bác sĩ.