Bài viết

slogan3

Bệnh giun đũa chó, mèo

giunduachomeo

Bệnh giun đũa chó, mèo là gì?              

 

Là bệnh do ký sinh trùng có tên khoa học Toxocara spp gây ra. Bệnh thường xảy ra ở động vật có xương sống trong đó chó, mèo được xem là vật chủ chính của ký sinh trùng này.

Khi Toxocara spp lạc vật chủ chính sang người có thể gây bệnh ở bất cứ cơ quan nào mà chúng di chuyển đến như da, cơ, gan, thận, mắt, não … và có thể gây những tổn thương với các triệu chứng và hậu quả khác nhau.

 

Bệnh lây nhiễm như thế nào?

Người mắc bệnh do nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi khi ăn các thực phẩm có chứa trứng giun hoặc khi tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với thú nuôi này như chơi đùa, chăm sóc, tắm rửa, vệ sinh, nghịch đất tay không, vật dụng ăn uống không sạch …

Bệnh có nguy hiểm hay không?

Trứng giun đũa sau khi vào đường tiêu hóa của người, nở ra thành ấu trùng nhưng không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành. Các ấu trùng này xâm nhập qua thành ruột vào máu, chu du khắp cơ thể người đến các cơ quan như gan, thận, phổi, não ... gây bệnh tại những nơi chúng đến và cuối cùng đóng kén tạo thành u hạt.

Tùy vào cơ quan bị xâm lấn, số lượng ấu trùng nhiễm phải, thời gian bị nhiễm cũng như phản ứng miễn dịch của từng người mà triệu chứng biểu hiện của bệnh có thể khác nhau:

Thể ấu trùng di chuyển nội tạng:

-       -   Thường gặp ở trẻ nhỏ (1 – 10 tuổi) hơn ở người lớn

-     -   Bệnh khởi phát từ từ với một hoặc vài dấu hiệu: sốt nhẹ thoáng qua, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, đau người, mệt mỏi, khó thở nhẹ hoặc ho có đàm …vv. Các dấu hiệu trên có thể tự hết sau nhiều tuần (khi ấu trùng chết).

-       -   Khi ấu trùng di chuyển và đóng kén ở các nội tạng có thể gây các triệu chứng:

·       Di chuyển đến gan: gây sốt, gan to, lách to

·       Di chuyển đến mắt: gây chứng giảm thị lực một bên mắt hoặc mù lòa.

·       Di chuyển đến tim: gây viêm cơ tim, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn.

·       Di chuyển đến thận: gây viêm thận

·       Di chuyển đến hệ thần kinh trung ương có thể gây co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não: sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác

·       Di chuyển đến hệ thần kinh ngoại biên: gây viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ-xương

·       Di chuyển đến thận: gây viêm thận

·       Ngoài ra bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, cơ, da

-       -   Xét nghiệm kháng thể kháng Toxocara spp thường dương tính

-      -   Xét nghiệm máu: tăng bạch cầu ái toan (tỷ lệ có thể đến 70%), tăng các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE.

     

     Thể “thông thường” hay thể “che đậy”

 

-      -   Thường gặp ở người lớn hơn trẻ em

-     -   Biểu hiện của bệnh khá mờ nhạt với các triệu chứng không rõ ràng: sốt nhẹ, mệt mỏi, mẩn ngứa, nổi ban, đau bụng, nhức đầu, khó thở dạng suyễn, ho, viêm phổi, giảm thị lực một bên mắt. Đôi khi có gan to, lách to, nổi hạch ….

-       -   Xét nghiệm kháng thể kháng Toxocara spp thường dương tính

-       -   Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu ái toan bình thường hoặc tăng nhẹ

 

Làm thế nào để xác định bị nhiễm giun đũa chó, mèo?

Xác định bệnh giun đũa chó, mèo thật sự không đơn giản vì:

  • -    Triệu chứng biểu hiện của bệnh không đặc trưng.
  • -    Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng
  • -   Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán tìm kháng thể kháng Toxocara spp bằng phương pháp ELISA (được sử dụng phổ biến hiện nay) có thể cho kết quả dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Xét nghiệm với kỹ thuật Western-Blot đặc hiệu hơn nhưng lại khá đắt và không thông dụng.
  • -   Kit ELISA của các công ty thường khác nhau về ngưỡng dương tính nên khó so sánh và theo dõi diễn tiến bệnh.
  • -   Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc tăng với mức độ rất thay đổi.
  • -   Xét nghiệm máu dương tính với kháng thể kháng Toxocara spp không phân biệt được tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể này có thể tồn tại đến hơn 3 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.
  •  
  • Với những khó khăn trong việc xác định bệnh giun đũa chó, mèo như nêu trên, năm 1979, Glickman và cộng sự đề xuất các tiêu chuẩn sau:

·      Số lượng bạch cầu trong máu > 10.000/µL

·      Bạch cầu ái toan > 10% tổng số bạch cầu

·      Hiệu giá anti-A isohemagglutinin > 400

·      Hiệu giá anti-B isohemagglutinin > 200

·      Nồng độ IgG và IgM tăng

·      Gan to

Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên có khả năng mắc bệnh giun đũa chó, mèo.

 

Đến năm 2001, Pawlowski đề nghị cách xác định bệnh giun đũa chó, mèo qua 5 dấu hiệu sau:

·      Đặc điểm của bệnh nhân và bệnh sử

·      Các dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện

·      Xét nghiệm kháng thể kháng Toxocara spp: dương tính

·      Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: tăng bạch cầu ái toan

·      Xét nghiệm nồng độ total IgE trong máu tăng (bình thường < 130 IU/mL)

 

Theo dõi và điều trị bệnh như thế nào?

Khi có các dấu hiệu, triệu chứng hoặc nguy cơ bị nhiễm giun đũa chó mèo như nêu trên, bạn nên đến các trung tâm hoặc bệnh viện có chuyên khoa ký sinh trùng để được xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng Tocxocara spp, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm nồng độ total IgE trong máu, siêu âm bụng …

Bác sĩ sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm cũng như các dấu hiệu, triệu chứng và nguy cơ mà bạn đang có để quyết định tiếp tục theo dõi hay điều trị bệnh cho bạn.

Phòng bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

  • -   Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.
  • -   Hạn chế tiếp xúc đùa giỡn với chó, mèo đặc biệt với trẻ em vì trẻ có thể đưa tay vào miệng ngay sau khi tiếp xúc với vật nuôi, qua đó có thể lây nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm tiềm ẩn
  • -   Nếu nhà có nuôi chó, mèo: hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm; phân chó, mèo phải bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác; định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.
  • -   Uống nước sạch, đã nấu chín.
  • -   Sử dụng dụng cụ ăn uống hợp vệ sinh.
  • -   Rửa trái cây và rau sống kỹ trước khi ăn.
  • -   Nấu chín thịt heo, thịt bò hoặc cá…trước khi ăn.
  • -   Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  •  
  • Nguồn Internet