Bài viết

slogan3

Bệnh Gout (Gút)

Bệnh Gút là gì ?

 

Bệnh Gút là một loại viêm khớp gây sưng đỏ và đau đột ngột ở các khớp đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.

Mặc dù bệnh Gút thường gây khó chịu trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, bệnh có thể chữa trị và phòng tránh tái phát.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Gút ?

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở bệnh Gút

·     Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy

·     Cảm giác nóng và đau ở khớp khi đụng vào

·     Khớp chuyển màu đỏ

·     Vùng xung quanh khớp ấm lên

Bệnh thường xuất hiện đột ngột và xảy ra vài giờ trong 1–2 ngày. Đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh không biểu hiện triệu chứng hoặc dấu hiệu ban đầu nào.

Nguyên nhân gây bệnh Gút là gì ?

Acid uric là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy chất purin trong cơ thể và Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin khiến acid uric tăng cao trong máu. Theo thời gian chất này sẽ tích tụ và hình thành các tinh thể nhỏ tập trung lại ở các khớp gây viêm, sưng và đau.

 

 

Bvweb-gout

 

Hầu hết axit uric được hòa tan trong máu, được lọc qua thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Chất này tăng cao trong máu có thể do các cơ chế sau:

·     Cơ thể sản xuất nhiều axit uric do ăn nhiều các thực phẩm chứa chất purin

·     Cơ thể tăng phân hủy tế bào do điều trị ung thư

·     Thận bài tiết không hoàn toàn acid uric ra nước tiểu

·     Cơ địa, di truyền (pH, nhiệt độ cơ thể thấp,…)

Các yếu tố làm tăng axit uric máu và nguy cơ mắc bệnh Gút

·     Di truyền, có người thân trong gia đình mắc bệnh Gút

·     Ăn uống không hợp lý, ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin: đạm, hải sản, gan, thịt bò, cá cơm, cá mòi, nước thịt, đậu khô, đậu Hà Lan, nấm …

·     Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất thường gặp ở nam giới và người lớn tuổi

·     Uống nhiều rượu, bia trong thời gian dài

·     Béo phì, tăng cân quá mức

·     Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

·     Tăng huyết áp

·     Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong thể như:

ü  Aspirin

ü  Thuốc lợi tiểu

ü  Thuốc hóa trị liệu

ü  Các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine

·     Mắc một số bệnh như: tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao.

·     Uống nước ít, mất nước nhiều

·     Suy thận

·     Hội chứng ly giải khối u

 

Làm sao biết bạn có nguy cơ bị bệnh Gút hay không ?

Bạn có những cơn đau ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu tay…. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột kèm sưng đỏ quanh vùng khớp bị đau.

Bạn có các yếu tố thuộc nhóm nguy cơ như nêu ở phần trên

Bạn xét nghiệm kiểm tra sức khỏe định kỳ và phát hiện chỉ số Acid uric trong máu tăng cao nhiều.

 

Vai trò của xét nghiệm Acid uric ?

Xét nghiệm Axit uric trong máu không được coi là tiêu chuẩn để xác đinh bệnh Gút mà dùng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh Gút, theo dõi diễn biến và điều trị bệnh Gút cũng như các tình trạng khác liên quan đến chuyển hóa chất này trong cơ thể.

Nồng độ Axit uric trong máu có thể cao trong các trường hợp sau:

·       Bệnh gút bao gồm các đợt viêm khớp cấp tính tái phát

·       Chế độ ăn nhiều purin

·       Bệnh tiểu đường

·       Suy tuyến cận giáp

·       Suy thận cấp

·       Sỏi thận

·       Bệnh đa u tủy

·       Bệnh ung thư

·       Điều trị hóa chất

 

Theo dõi và điều trị bệnh Gút như thế nào ?

Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ phát hiện chỉ số Acid uric trong máu tăng cao nhiều à bạn nên xem xét mình có thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh Gút không và cố gắng hạn chế, khắc khục các yếu tố đó.

Bạn nên xét nghiệm kiểm tra lại chỉ số Acid uric sau 3 – 6 tháng khi đã áp dụng các biện pháp cải thiện.

Trường hợp chỉ số acid uric cao kèm theo các dấu hiệu của bệnh Gút như: đau, sưng, nóng đỏ các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu tay… à bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và điều trị. Tùy vào giai đoạn, mức độ của bệnh gút và các yếu tố nguy cơ đi kèm, bác sĩ sẽ có lời khuyên và hướng điều trị thích hợp cho bạn.

 

Làm sao để ngăn ngừa bệnh Gút ?

Để ngăn ngừa bệnh gút, bạn nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm tăng acid uric như:

·     Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin: đạm, hải sản, gan, thịt bò, cá cơm, cá mòi, nước thịt, đậu khô, đậu Hà Lan, nấm, …

·     Không uống nhiều rượu, bia trong thời gian dài

·     Tránh tăng hoặc giảm cân nhanh, nhiều

·     Tránh bị chấn thương hoặc phẫu thuật

·     Kiểm soát tốt các bệnh như: tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao

·     Xét nghiệm chỉ số acid uric máu khi sử dụng thường xuyên, liên tục một số loại thuốc như:

ü  Aspirin

ü  Thuốc lợi tiểu

ü  Thuốc hóa trị liệu

ü  Các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine

Tư vấn với bác sĩ chuyên khoa nếu gia đình bạn có nhiều người bị bệnh gút.

Nguồn Internet