Bài viết

slogan3

Dinh dưỡng cho người rối loạn lipid máu

 

DD-RLlipidmau1

 

 Giảm lượng chất béo (lipid) ăn vào

Nên dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ. Dùng các hạt có dầu giúp cung cấp các acid béo không no nhiều nối đôi như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô.

Hạn chế dùng thức ăn nhiều axit béo no như bơ, mỡ, nước luộc thịt. Không ăn các thực phẩm nhiều cholesterol như:mỡ, da, phủ tạng động vật, não, hải sản,…

Lòng đỏ trứng tuy chứa nhiều cholesterol nhưng có nhiều lecithin giúp điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể à không nhất thiết kiêng hẳn mà có thể ăn 1 - 2 quả/tuần.

Tăng lượng đạm (protein)

Dùng thịt ít béo: thịt gà nạc bỏ da, thịt bò nạc, thịt lợn thăn, cá, đậu đỗ.

Nên ăn các sản phẩm từ đậu nành vì chứa nhiều estrogen và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride: đậu phụ, tào phớ, sữa, sữa chua, bột đậu nành….

Giảm tổng lượng năng lượng trong ngày

Giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì, một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định chỉ bằng chế độ ăn giảm cân.

Vai trò của chất xơ

Chất xơ kết hợp với cholesterol trong quá trình tiêu hóa giúp giảm lượng cholesterol hấp thu vào máu. Ăn nhiều rau quả giúp cung cấp đủ vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành như:

·       Thực phẩm giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc;

·       Thực phẩm giàu beta – carotene: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài; các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, cải xoong;

·       Thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi;

·       Thực phẩm giàu selen như rau muống, rau cải bắp…

Vai trò của các axit béo chưa no có nhiều nối đôi

Các loại cá, dầu cá chứa nhiều Omega-3 và Omega 6 đóng vai trò tích cực trong việc giảm cholesterol, phòng chứng loạn nhịp tim, huyết khối và điều chỉnh huyết áp. Vì vậy nên ăn cá 2 - 3 lần/tuần.

Vận động hợp lý

Tập thể dục đều đặn 30- 60 phút/ngày không những có tác dụng tích cực làm giảm LDL-C và tăng HDL-C mà còn giúp giảm cân nặng, giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh mạch vành.

Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không làm giảm lượng cholesterol máu phải đi khám bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc.

Theo dõi chỉ số mỡ máu bằng xét nghiệm máu định kỳ mỗi 3 – 6 tháng /theo chỉ định bác sĩ..

 Nguồn internet