Bài viết

slogan3

Nhiễm giun sán

 

Nguyên nhân có thể nhiễm giun sán là gì?

 

-       Không rửa sạch các loại trái cây và rau bị nhiễm ký sinh trùng giun sán

-       Sử dụng nguồn nước nhiễm ký kinh trùng không được đun sôi, nấu chín

-       Ăn các loại thịt, cá, hải sải, nghêu sò ốc bị ô nhiễm hoặc chưa chín.

-       Đi chân trần tiếp xúc với đất, nước nhiễm ký kinh trùng.

-       Làm việc với phân bón chưa qua xử lý như phân người, phân động vật.

-       Không có thói quen vệ sinh cá nhân (rửa tay) và vệ sinh môi trường (nhà cửa, sân vườn).

 

Nhiễm giun sán có nguy hiểm không?

 

Nhiễm giun sán có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính dẫn đến tác động nhiều mặt cho sức khỏe như:

-       Gây ngứa, dị ứng da, nổi mẫn, …

-       Gây tắc nghẽn cơ học: tắc ruột, tắc ống dẫn mật, …

-       Gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, học hành giảm sút…

-       Nguy hiểm hơn là giun sán di chuyển đến các cơ quan gây các biến chứng tại chổ như:

·      di chuyển lên não gây rối loạn tri giác, liệt nửa người thậm chí hôn mê.

·      di chuyển đến gan, phổi, cơ tim gây tức ngực, khó thở, ho dai dẳng.

·      di chuyển đến mắt gây giảm thị lực, xuất huyết, có thể gây mù lòa.

·      di chuyển đến hốc tai, hốc mũi gây đau nhức tai, viêm ốc tai, viêm mũi.

Bạn có nguy cơ bị nhiễm giun sán hay không?

 

Một số dấu hiệu cho biết bạn có nguy cơ bị nhiễm giun sán như:

-       Ngứa toàn thân, dị ứng da, nổi mẫn da

-       Tiêu hóa kém

-       Mệt mỏi, đau toàn thân

-       Khó ngủ

-       Cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn

-       Thiếu máu, xanh xao

-       Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy không rõ nguyên nhân

 

Kiểm tra nhiễm giun sán như thế nào?

 

Để chẩn đoán nhiễm giun sáncó thể:

·      -       Xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch Elisa

-       -    Soi phân

 

Tuy nhiên tùy theo từng loại giun sán mà phương pháp xét nghiệm máu hoặc soi phân sẽ được lựa chọn để kiểm tra tốt nhất cho bệnh nhân.

Siêu âm, CT Scan, MRI giúp phát hiện biến chứng tại các cơ quan do giun sán di chuyển gây ra.

 

Làm gì để phòng ngừa nhiễm và tái nhiễm giun sán?

 

-       Uống nước sạch, sử dụng dụng cụ đựng nước hợp vệ sinh.

-       Rửa trái cây và rau sống kỹ trước khi ăn.

-       Nấu chín thịt heo, thịt bò hoặc cá…trước khi ăn

-       Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

-       Vệ sinh nơi ở, đồ dung các cá nhân như thay khăn trải giường thường xuyên, thay đồ lót hằng ngày và giặt bằng nước nóng có thể giúp tiêu diệt trứng giun. Khử khuẩn nhà cửa bằng dung dịch Cloramin B pha loãng.

-       Không đi chân đất, chân trần khi ra ngoài hoặc khi làm vườn.

-       Hạn chế lội nước mưa, ao, hồ

-       Hạn chế tiếp xúc đùa giỡn với chó, mèo đặc biệt với trẻ em vì trẻ có thể đưa tay vào miệng ngay sau khi tiếp xúc với vật nuôi, qua đó có thể lây nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm tiềm ẩn.

 

 

images-giunsan