Bài viết

slogan3

Sỏi mật

image-soimat1

 

 

Sỏi mật là gì ?

Mật là chất lỏng do gan tạo ra để giúp tiêu hóa chất béo.

Bùn mật, sỏi mật và sạn mật được tạo thành do sự kết tụ các thành phần có trong dịch mật. Sỏi mật có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống gan mật như: túi mật, cổ túi mật, ống mật chủ, đường mật trong gan, ....

Sỏi mật có 2 loại chính là:

- Sỏi sắc tố mật: loại này ít gặp, hình thành khi có dư thừa bilirubin trong mật

- Sỏi cholesterol (sỏi bùn): thường gặp hơn và thường đi kèm với tăng cholesterol máu

 

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Thông thường người bị sỏi mật thường không có triệu chứng mà chỉ tình cờ phát hiện khi siêu âm bụng tổng quát. Các trường hợp này được xem là sỏi lành tính vì chúng chưa gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Loại sỏi này thường nằm trong túi mật hay còn gọi là sỏi túi mật.

Tuy nhiên, nếu sỏi trong túi mật nhiều, kích thước to, cọ xát vào niêm mạc túi mật hoặc sỏi di chuyển đến cổ túi mật, ống mật chủ và mắc kẹt ở đó làm ứ tắc dịch mật và gây ra triệu chứng đau kéo dài ở vùng mạn sườn phải, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội lan ra cả sau lưng hoặc vùng thượng vị, gây sốt cao, vàng da, nước tiểu vàng, … báo hiệu một trong các biến chứng nguy hiểm sau đây của sỏi mật:

·       Viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật

·       Viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật

·       Nhiễm trùng huyết , nhiễm trùng máu

·       Viêm tụy

·       Ung thư túi mật

Sỏi mật có nên mổ không? Theo dõi bệnh như thế nào?

Thực tế, không phải cứ mắc sỏi mật là phải mổ. Người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với sỏi mật nếu kích thước sỏi nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng.

 

Người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và theo dõi tiến triển của sỏi qua siêu âm bụng mỗi 3 đến 6 tháng.

Có thể dùng thuốc tan sỏi hoặc dùng thảo dược đông y theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chỉ mổ sỏi mật trong trường hợp sỏi gây ra các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm như:

·       Sỏi túi mật kích thước quá lớn, thường xuyên gây đau, viêm, sốt.

·       Sỏi kẹt ở cổ túi mật kèm viêm túi mật cấp.

·       Sỏi trong gan gây ứ tắc đường dẫn mật.

·       Sỏi gây viêm tụy cấp, viêm đường mật cấp tính.

Các phương pháp mổ sỏi mật hiện nay là gì?

Nếu sỏi ở túi mật, phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất là cắt túi mật. Còn với sỏi ở đường mật, người bệnh được chỉ định mổ lấy sỏi tại chổ hoặc có thể phải cắt bỏ một phần gan nếu có nhiều sỏi ở đường mật trong gan.

Trước đây, biện pháp thông dụng nhất để mổ sỏi mật là mổ hở. Ngày nay, phương pháp mổ nội soi được áp dụng phổ biến và đem lại nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh và ít biến chứng.

 

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?

Can thiệp phẫu thuật dù ở mức độ nào cũng có thể xảy ra các rủi ro. Sau mổ sỏi mật, người bệnh có thể gặp các biến chứng sau:

·       Mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa

·       Đau vết mổ

·       Chảy máu vết mổ

·     Hội chứng sau cắt túi mật: đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da và mắt, Sốt 38°C. Các triệu chứng này thường không kéo dài quá lâu, chúng sẽ biến mất sau vài tuần.

·     Tổn thương ống mật: Trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật, ống mật có thể bị giãn, bị rách làm mật rò rỉ ra ngoài dẫn đến tổn thương gan.

·    Tổn thương ruột và mạch máu: trong phẩu thuật nội soi, các thao tác có thể làm tổn thương các cơ quan xung quanh như ruột và mạch máu. Nguy cơ này tăng lên nếu túi mật bị viêm. Tuy nhiên, đây là một biến chứng hiếm gặp và thường được xử lý ngay trong quá trình phẫu thuật.

·    Nhiễm trùng: nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu.

·       Sót sỏi mật sau phẩu thuật

·      Tái phát sỏi sau phẫu thuật

Nguyên nhân gây ra sỏi mật là gì?

Theo Harvard Health Publications, 80 % sỏi mật cấu thành từ cholesterol, 20 % từ muối canxi và bilirubin.

Không biết chính xác nguyên nhân gây ra sỏi mật nhưng nhiều giả thuyết cho thấy sỏi hình thành khi lượng cholesterol hoặc bilirubin trong mật cao.

Ngoài ra các yếu tố nguy cơ thường gặp ở người bị sỏi mật gồm:

·       Tăng cholesterol trong dịch mật        

·       Muối mật không đủ để giải phóng cholesterol trong mật

·       Ứ đọng các chất trong túi mật

·       Dịch mật cô đặc

·       Thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý

·       Nhịn ăn khiến túi mật không co bóp sẽ gây ứ đọng dịch mật

·       Giảm cân nhanh khiến gan tạo thêm cholesterol, có thể dẫn tới sỏi mật.

·       Người bệnh tiểu đường có lượng chất béo trong máu cao.

·       Mang thai, uống thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone có thể làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật.

·       Di truyền gia đình

Người bệnh sỏi mật nên ăn uống như thế nào?

Không có một quy tắc chung về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh sỏi mật. Bạn có thể tăng cường hoặc hạn chế các nhóm thực phẩm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Thực phẩm nên tăng cường

Nghệ

Nghệ có chứa chất Curcumin giúp làm giảm cholesterol và phá vỡ các yếu tố có thể hình thành sỏi mật. Tuy nhiên, nghệ cũng có tác dụng làm loãng máu, vì vậy nếu bạn đang dùng thuốc chống loãng máu hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ

Rau có tính kiềm hóa giúp làm giảm viêm và giải độc cho cả gan lẫn túi mật.

Thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng ngăn ngừa tích tụ cholesterol trong mật, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi.

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: cây quả họ đậu, bột yến mạch, lúa mạch, khoai lang, củ cải, mầm lúa mạch, hạt lanh, cam, mơ, bưởi, và xoài…

 

Vitamin C

Vitamin C tham gia vào quá trình chuyển đổi cholesterol trong cơ thể thành axit mật, từ đó làm tan sỏi mật. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C có thể làm giảm cơn đau sỏi mật.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi, đu đủ, cà chua…

 

Lê, táo, củ dền

Có chứa hợp chất pectin giúp làm mềm sỏi trong túi mật và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mới.

 

Trà bạc hà

Trà bạc hà có chứa hợp chất terpene giúp làm tan sỏi mật hiệu quả đồng thời cũng kích thích dòng chảy của mật và các dịch tiêu hóa. Uống trà bạc hà có thể giúp giảm các cơn co thắt, giảm đau do sỏi mật.

 

Thực phẩm giàu chất sắt

Thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ chất sắt giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.

Các thực phẩm giàu chất sắt và chất xơ: rau muống, rau bina, cải xoăn, rau biển và ngũ cốc nguyên hạt…

 

Ngoài việc bổ sung các nhóm thực phẩm như đề cập bên trên, việc hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe cũng rất quan trọng

 

Không bỏ bữa: Bỏ bữa sẽ gây ra hiện tượng tích tụ mật trong túi mật do không có thức ăn để tiêu hóa. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn vào những khoảng thời gian đều đặn trong ngày để cho mật có cơ hội thoát khỏi túi mật, giúp ngăn ngừa sự tích tụ.

 

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng: Các loại thực phẩm có hàm lượng calo và chất béo cao sẽ làm tăng nguy cơ sỏi mật. Vì vậy, bạn cần đảm bảo thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo.

 

Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn ăn kiêng đột ngột và giảm cân quá nhanh có thể gây sỏi mật. Vì vậy, nếu bạn dự định giảm cân, hãy thực hiện bằng việc ăn uống đúng cách và kết hợp tập thể dục hàng ngày.

 

Thực phẩm nên hạn chế

  

Thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo xấu

Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cholesterol làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, từ đó làm tăng kích thước sỏi mật và kích hoạt một cơn đau túi mật.

Những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol nên hạn chế như: lòng đỏ trứng, gan, tôm, bơ, phô mai, mỡ động vật, sữa nguyên chất, đồ chiên và thức ăn nhanh, nguồn thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, khoai tây chiên, xúc xích, thịt đóng hộp, thịt hun khói……

  

Thực phẩm dễ gây kích ứng

Các triệu chứng sỏi túi mật có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm gây kích ứng hoặc dị ứng như: sữa, gluten, sò, tôm, cua, đậu phộng…

 

Thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi: trứng, sữa...

 Nguồn internet