Bài viết

slogan3

Tầm soát ung thư

 

Tại sao tỉ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng tăng cao?

 

-       Môi trường sống ngày càng ô nhiễm: khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông, nước thải công nghiệp - y tế chưa qua xử lý.

-       Thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, …

-       Thói quen hút thuốc lá

-       Uống nhiều rượu

-       Ít vận động

-       Quan hệ tình dục không bảo vệ

-       Yếu tố di truyền …

 

Bệnh ung thư là gì?

 

-    Ung thư (cancer) là một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và là một loại bệnh của các tế bào. Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Hiện có khoảng hơn 200 loại ung thư.

-   Ung thư thường gây tử vong là do di căn. Khi phát hiện, bệnh thường ở giai đoạn cuối, điều này làm tăng cao chi phí điều trị nhưng vẫn không tránh khỏi tử vong sớm.

 

Tại sao nên tầm soát bệnh ung thư?

 

-       Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh do môi trường sống thay đổi theo hướng bất lợi.

-       Nếu phát hiện sớm sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị.

-       Hiệu quả điều trị cao và tỉ lệ tử vong giảm nếu bệnh ung thư được phát hiện và can thiệp sớm.

 

Bệnh ung thư nào thường gặp và có thể phát hiện sớm?

 

 1.    Ung thư gan:

-       Nên tầm soát ở những người mắc viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C (Lây qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn), uống rượu bia,…

-       Gợi ý phát hiện thông qua: xét nghiệm máu (viêm gan siêu vi B, C, AFP (alpha feto protein), Fibrotest, Actitest), siêu âm gan, CT scanner, MRI,…

 2.    Ung thư dạ dày:

-       Một trong những nguyên nhân là do vi khuẩn có tên Helicobacter pylori sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày gây viêm loét dẫn đến ung thư.

-       Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm H.Pylori, xét nghiệm hơi thở C13, nội soi,…

 3.    Ung thư đại trực tràng:

-       Thường gặp ở người lớn tuổi, có thói quen ăn nhiều đạm, ít rau…

-       Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm máu (CEA, CA 19-9, …) nội soi đại tràng, soi đại tràng sigma, xét nghiệm phân (tìm máu ẩn),...

 

4.  Ung thư tuyến giáp:

-       Khuyến khích tầm soát ở cả những người trẻ và lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ và người có bệnh lý về tuyến giáp.

-        Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm máu (TSH, FT4, Thyroglobulin, Anti Thyroglobulin), siêu âm tuyến giáp.

 

 

5.    Ung thư cổ tử cung:

-       Phụ nữ đã có quan hệ nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

-       Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm HPV, Pap smear, Thin prep, …

 

 

6.    Ung thư tuyến tiền liệt:

-       Khuyến cáo tầm soát ở nam trên 45 tuổi

-       Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm máu (PSA, Free PSA), siêu âm, …

 

 7.    Ung thư vú:

-       Tầm soát ở phụ nữ trên 50 tuổi, phụ nữ không có gia đình hoặc không cho con bú ở tuổi trẻ hơn ( trên 35 tuổi ), những người có tiền sử gia đình bên ngoại bị ung thư vú như: Bà ngoại, mẹ hoặc dì …

-       Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm máu (CA 15-3), siêu âm vú, chụp nhũ ảnh, …

 8.    Ung thư buồng trứng:

-       Nên tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng.

-       Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm máu (CA 125), siêu âm, …

 9.    Ung thư phổi:

-       Tầm soát ở những người có nguy cơ cao: hút thuốc lá, môi trường làm việc ô nhiễm,…

-       Gợi ý phát hiện thông qua: Xét nghiệm máu (CEA, SCC, Cyfra 21-1), chụp X-quang ngực, chụp CT.

 

Ung thư được gọi là sát thủ thầm lặng bởi ung thư tấn công cơ thể và phát triển rất lặng lẽ cho tới giai đoạn cuối mới gây ra triệu chứng. Để phát hiện sớm bệnh, bạn nên tầm soát ung thư ngay khi có thể.

 

 

tumormarker