Bài viết

slogan3

Tăng men gan

Tăng men gan có ý nghĩa gì ?

Men gan là các enzym xúc tác cho các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào gan, giúp gan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa, tổng hợp các chất cần thiết, lọc và bài tiết các độc chất ra khỏi cơ thể.

Khi gan bị tổn thương, tế bào gan vỡ ra và phóng thích các enzyme trong tế bào vào máu. Như vậy, men gan trong máu tăng có nghĩa là tế bào gan đang bị tổn thương và hủy hoại.

Các chỉ số men gan cơ bản gồm:

·      Aspartate aminotransferase (AST)

·      Alanine aminotransferase (ALT)

·      Gamma-glutamil transferase (GGT)

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm các chỉ số men gan để theo dõi tổn thương gan cho người đang dùng thuốc, uống nhiều rượu, bị cảm, sốt, viêm gan siêu vi B, C, vàng da, ăn uống khó tiêu, nổi mẫn, phát ban, … 

 tangmengan

 

Nguyên nhân tăng men gan là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến men gan tăng cao. Các nguyên nhân thường gặp được ghi nhận là:

·      Sử dụng các loại thuốc: thuốc giảm đau, thuốc điều trị ký sinh trùng (thuốc sổ giun), thuốc điều trị mỡ máu, một số loại thuốc kháng sinh …

·      Uống rượu bia nhiều

·      Viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C

·      Gan nhiễm mỡ 

·      Béo phì

·      Suy tim

·      Viêm gan tự miễn

·      Xơ gan

·      Ung thư gan

·      Nhiễm siêu vi

·      Bệnh Wilson (lượng đồng quá nhiều trong cơ thể −nhiễm đồng)

·      Bệnh Hemochromatosis (quá nhiều chất sắt trong cơ thể - ứ sắt)

·      Viêm tụy

·     

 

Phòng tránh tăng men gan như thế nào?

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Xét nghiệm kiểm tra men gan khi đang dùng thuốc hoặc sau ngưng thuốc.

Hạn chế sử dụng rượu bia

Chích ngừa viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, nhất là đối với người trẻ tuổi

Kiểm soát cân nặng

Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh

Chế độ làm việc, lao động, nghĩ ngơi phù hợp

Tập thể dục thường xuyên, đều đặn

Kiểm tra sức khỏe định kỳ men gan mỗi 6 tháng để phát hiện sớm tổn thương gan và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đối với người có vấn đề về gan-mật như: nhiễm viêm gan siêu vi B, C, viêm gan do thuốc, viêm gan do rượu, xơ gan, … cần lưu ý chế độ ăn uống, làm việc, nghĩ ngơi hợp lý. Tùy theo tình trạng, tiến triển của bệnh, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định xét nghiệm theo dõi men gan và các xét nghiệm chuyên biệt khác mỗi tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng.

 

Ăn uống như thế nào để hạ thấp men gan?

Ăn nhiều rau xanh: giúp bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp làm giảm mỡ dự trữ trong gan.

Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ: giúp cơ thể hạn chế hấp thu cholesterol. Những thực phẩm này cũng giúp tăng lượng mật do gan sản sinh, giúp phá vỡ chất béo.

Bổ sung vitamin:giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục tế bào gan, góp phần giảm nồng độ men gan.

Tăng cường các thực phẩm chống ôxy hóa: các loại thực phẩm này không làm giảm nồng độ men gan, nhưng chúng giúp tối ưu hóa hoạt động của gan.

Uống đủ nước: là cách có lợi giúp pha loãng và thải bớt các chất độc hại cho gan.

Sử dụng thêm các thực phẩm có tính năng hỗ trợ gan: đó là các thực phẩm có chứa chất đắng (alkaloid) giúp hạ men gan như: atiso, khổ qua, rau đắng, rau má… Bạn có thể chế biến thành món canh, món rau dùng trong bữa cơm hay uống làm nước giải khát.

Cần tránh các thực phẩm:

·      Nhiều gia vị nhất là vị cay như tiêu, ớt, hành, tỏi, cà ri, gừng, mù tạt…

·      Các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ khó tiêu; các món có nhiều tính nóng, chua, cay, mặn

·      Thực phẩm nhiều độc tố như măng tre, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm…

·      Ngưng dùng sữa và đường khi có biểu hiện bụng trướng.

Nguồn internet