Bài viết

slogan3

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ tăng lên đột ngột và xuất hiện khi mang thai.

Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi trong lúc mang thai, khi chuyển dạ và sau sanh. Bệnh thường khỏi sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, người mẹ có nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh nếu từng được chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ được chia thành hai loại: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Bệnh thường diễn ra âm thầm và thai phụ được phát hiện mắc bệnh khi bác sĩ cho làm xét nghiệm dung nạp đường (test 75g Glucose) ở tuần thai 24 đến 28.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến thai phụ và thai nhi?

     Đối với thai phụ

·      Nguy cơ sẩy thai

·      Sanh non

·      Tiền sản giật, sản giật

·      Nhiễm trùng

·      Khó rặn khi sanh

·      Băng huyết sau sinh

·      Nguy cơ phải mổ bắt con do thai to

·      Hôn mê

·     

     Đối với thai nhi

·      Tử vong hoặc bị dị tật

·      Chậm phát triển

·      Thai to dễ bị sang chấn khi sanh như gãy xương đòn, trật khớp vai …

·      Suy hô hấp

·      Giảm sự trưởng thành của phổi

·      Hạ đường huyết ngay sau sinh

·      Hạ canxi

·      Vàng da, vàng mắt

·      ….

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng của thai phụ thường tăng cao, trong đó chất đường (glucose) là chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Để thực hiện được vai trò của mình, glucose phải được chuyển từ máu vào bên trong tế bào dưới sự hổ trợ của insuline (do tuyến tụy tiết ra) và các thụ thể insulin trên bề mặt tế bào. Vậy nên, nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin so với nhu cầu của cơ thể khi mang thai hoặc thụ thể insulin trên bề mặt tế bào không đủ hoặc không nhạy với insulin sẽ dẫn đến tình trạng ứ trệ glucose trong máu.

Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi lớn và phát triển. Những nội tiết tố này đôi khi tác động không tốt đến insulin của người mẹ và trở thành chất “kháng insulin” làm cho insulin của mẹ không còn hiệu quả trong vai trò chuyển glucose từ máu vào tế bào. Kết quả là lượng đường trong máu tăng lên.

Ai dễ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai?

Bạn sẽ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu có một trong các yếu tố sau đây:

·       Mang thai khi đã ngoài 30 tuổi

·       Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

·       Bạn bị thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai

·       Bạn từng mắc căn bệnh tiểu đường ở lần mang thai trước

·       Xét nghiệm đường máu (lúc đói, sau ăn 1 giờ, sau ăn 2 giờ) cao hơn mức bình thường

·       Xét nghiệm nước tiểu có đường                                                                                                                         

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các thai phụ mắc căn bệnh này là:

·       Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.

·       Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều.

·       Vết thương lâu lành khi bị trầy xước.

·       Dễ bị nhiễm nấm vùng kín (âm hộ, âm đạo).

·       Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

 

Làm gì để tầm soát và theo dõi bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng nên khó chẩn đoán. Bác sĩ thường cho thai phụ làm xét nghiệm đường (đói/ sau ăn 1 giờ/ sau ăn 2 giờ/ test 50g đường) và xét nghiệm nước tiểu trong những lần đầu đi khám thai định kỳ để khảo sát thai phụ có thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh hay không.

 

Đến tuần 24-28 của thai kỳ, thai phụ được bác sĩ cho làm xét nghiệm dung nạp 75g đường (test 75g đường) để tầm soát và phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

Đối với thai phụ thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh, bác sĩ có thể cho thai phụ làm test 75g đường sớm hơn ở tuần 12 và tiếp tục theo dõi xét nghiệm này sau tuần 28.

 

Xét nghiệm này không có tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến thai nhi.

 

Qui trình xét nghiệm dung nạp 75g đường (test 75g đường)

 

Xét nghiệm được thực hiện trong vòng 2 giờ.

 

Thai phụ nhịn đói buổi sáng (vẫn uống nước lọc theo nhu cầu) và được thực hiện xét nghiệm theo trình tự như sau:

·      Lấy máu lần 1 lúc đói

·      Uống 75g đường (do PXN cung cấp) trong vòng 5 phút.

·      Lấy máu lần 2 sau khi uống nước đường 1 giờ.

·      Lấy máu lần 3 sau khi uống nước đường 2 giờ.

·      Ăn uống theo nhu cầu sau khi lấy máu lần 3.

Lưu ý:

  Thai phụ đến phòng xét nghiệm trước 9h sáng để được thực hiện xét nghiệm.

   Khi bị nôn ói do uống nước đường phải báo ngay với nhân viên lấy máu để ghi nhận và xử lý.