Bài viết

slogan3

Viêm gan siêu vi B

image-dientien-viemganman1

  

Viêm gan siêu vi B là gì ?

 

Viêm gan siêu vi B hay còn gọi viêm gan B là tình trạng gan bị viêm do siêu vi B gây ra và thường ảnh hưởng đến chức năng gan. Siêu vi này được lây truyền từ người sang người qua đường máu, dịch tiết hoặc mẹ truyền sang con khi mang thai.

 Viêm gan B có hai dạng:

 

              ·       Viêm gan B cấp tính: thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi tiếp xúc, phơi nhiễm với siêu vi.

 

·      Viêm gan B mãn tính: được xác định khi siêu vi tồn tại trong cơ thể người bệnh hơn 6 tháng mà không bị đào thải.

 

Viêm gan B có phổ biến hay không?

 

Ở Việt Nam, số người mắc viêm gan B khá cao. Tỷ lệ này dao động từ 15 - 25% ở nhóm người khỏe mạnh, phụ nữ mang thai và thay đổi theo từng địa phương, vùng miền.

Con số này cho thấy cứ 100 người Việt Nam khỏe mạnh thì có khoảng 15 đến 25 người mắc bệnh viêm gan siêu vi B.

 

Viêm gan B có nguy hiểm hay không?

 

Viêm gan B cấp tính

 

Có thể dẫn tới 1 trong 3 tình huống sau:

 

·       Tiến triển thành viêm gan tối cấp: tế bào gan bị tổn thương nặng nề dẫn đến suy gan cấp và có thể gây tử vong (trường hợp này hiếm gặp khoảng 1%).

 

·       Tự khỏi do cơ thể tạo được đáp ứng miễn dịch.

 

·       Tiến triển thành viêm gan B mãn tính: siêu vi không bị đào thải hết và người bệnh mắc viêm gan B suốt đời.

Viêm gan B mãn tính

Hầu hết những người bệnh viêm gan B mãn tính vẫn sống lâu và khỏe mạnh. Tuy nhiên, do siêu vi tồn tại trong máu và gan của người bệnh suốt đời nên bệnh có thể lây truyền cho người khác qua đường máu, dịch tiết và mẹ sang con ngay cả khi họ đang khỏe mạnh.

Trường hợp người nhiễm viêm gan B không biết mình bị bệnh, không kiểm tra và theo dõi bệnh định kỳ, có lối sống không lành mạnh như uống rượu bia, làm việc quá sức, dinh dưỡng và sử dụng các loại thuốc, thảo dược không theo khuyến cáo bác sĩ sẽ làm tổn thương thêm tế bào gan và bệnh có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan và có thể gây tử vong.

Viêm gan B mãn tính ở phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn mang thai, siêu vi B lây truyền từ mẹ sang con với tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ lúc sanh khả năng lây nhiễm này rất cao. Để đảm bảo trẻ không bị lây truyền siêu vi từ người mẹ bị viêm gan B, trẻ cần được tiêm vắc xin và huyết thanh kháng siêu vi B trong vòng 12-24 giờ sau sinh. Thời điểm tiêm càng trể, hiệu lực của vắc xin càng giảm. 

 

Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

 

Bệnh lây truyền qua 3 đường chính đó là:

Đường máu: qua vết trầy sướt khi dùng chung các vật dụng có dính máu của người bị viêm gan B như kim tiêm, dao cạo, kiềm, kéo, bấm móng tay, ráy tai, bàn chải đánh răng, …

 

Đường tình dục: tỉ lệ mắc bệnh cao nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B.

 

Mẹ sang con (khi mang thai): nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì trẻ có khả năng mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm nếu trẻ được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 12 - 24 giờ sau sinh.

 

Làm sao biết bạn có bị viêm gan B hay không?

 

Để xác định bạn có nhiễm viêm gan B, ngoài các triệu chứng bạn có thể gặp phải như: chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, phân bạc màu..., bác sĩ còn chỉ định cho bạn làm xét nghiệm máu để xác định bệnh cũng như tình trạng, diễn tiến bệnh hiện tại của bạn

 

·       HBsAg: kiểm tra bạn có đang nhiễm viêm gan B hay không.

 

·       Anti HBc-IgM/ anti HBc-total: xác định bạn đang nhiễm hay đã từng nhiễm viêm gan B.

 

·       Anti HBs: kiểm tra kháng thể siêu vi B, là chất do cơ thể tạo ra để chống lại siêu vi B. Kháng thể này có được do chích ngừa hoặc do cơ thể từng bị nhiễm bệnh và đã tự khỏi bệnh.

 

·       AST, ALT (men gan), Bilirubin: kiểm tra tế bào gan có đang bị tổn thương và mật có ứ trệ trong gan hay không.

 

·     HBeAg, anti HBe : kiểm tra siêu vi có đang bùng phát trong cơ thể và nguy cơ lây nhiễm cho người khác cao hay không.

 

·       HBV-DNA: kiểm tra số lượng siêu vi trong cơ thể nhiều hay ít.

·     HBsAg định lượng: đánh giá điều trị, tiên lượng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan.

 

Nếu bạn chưa bị nhiễm viêm gan B (HBsAg âm tính) và chưa có kháng thể bảo vệ (anti HBs ≤ 10) à Bạn nên chích ngừa viêm gan B nhưng phải đảm bảo tế bào gan không bị tổn thương (AST, ALT trong giới hạn bình thường).

 

Nếu bạn chưa bị nhiễm viêm gan B (HBsAg âm tính) và đã có kháng thể bảo vệ (Anti HBs ≥ 10) à Bạn nên theo dõi lượng kháng thể (anti HBs) định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế để xác định thời điểm chích nhắc viêm gan B nếu cần.

 

Nếu phát hiện bạn bị nhiễm viêm gan B (HBsAg dương tính hoặc HBsAg âm tính, anti HBc-IgM dương tính, men gan tăng cao) à Tham khảo cách theo dõi và điều trị bệnh ở mục bên dưới.

 

 

Theo dõi và điều trị viêm gan B như thế nào?

 

Khi bạn được xác định nhiễm viêm gan B, bác sĩ cần xác định tiếp các vấn đề sau:

 

·       Viêm gan cấp tính hay mãn tính

 

·       Số lượng siêu vi nhiều hay ít

 

·       Siêu vi có đang bùng phát trong cơ thể hay không

 

·       Có tổn thương tế bào gan, suy giảm chức năng gan hay không

 

 Trường hợp bạn được xác định viêm gan cấp tính, bác sĩ thường khuyên:

·       Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.

 

·       Hạn chế ăn chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc, thảo dược tác động lên gan.

 

·       Truyền dịch trong trường hợp cần thiết.

 

·       Sử dụng các thuốc bổ trợ gan.

 

·       Điều trị hồi sức nội khoa tích cực đối với thể viêm gan tối cấp.

 

Trường hợp bạn được xác định viêm gan mãn tính, bác sĩ thường khuyên:

 

Điều trị khi:

 

·       ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào.

 

 

·       HBV-DNA ≥ 20.000 IU/ml (105 copies/ml) nếu HBeAg (+) hoặc HBV-DNA ≥ 2.000 IU/ml (104 copies/ml) nếu HBeAg (-)

 

Để theo dõi hiệu quả điều trị và quyết định các bước điều trị tiếp theo, bác sĩ thường cho bạn làm các xét nghiệm: HBeAg, HBV-DNA, AST, ALT, Creatinine (chức năng thận).

 

Sau khi ngưng điều trị, bạn được khuyên:

 

·       Theo dõi các triệu chứng lâm sàng.

 

·       Xét nghiệm máu mỗi 3 - 6 tháng các chỉ số: AST, ALT, HBsAg, HBeAg, anti-HBe, HBV-DNA để đánh giá tái phát.

 

 

Phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B như thế nào?

 

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B là tiêm ngừa vắc xin viêm gan B.

 

Ngoài ra, lối sống lành mạnh cũng giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả như:

 

·     Không dùng chung các vật dụng có dính máu của người bị viêm gan B như: kim tiêm, dao cạo, kiềm, kéo, bấm móng tay, ráy tai, bàn chải đánh răng, …

 

·       Quan hệ tình dục an toàn với người bị viêm gan B

 

·      Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Hạn chế rượu bia, chất béo, …

 

·       Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi. Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya

 

·       Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực.

 

 

Tiêm ngừa vacxin viêm gan B như thế nào?

 

Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ

 

Trường hợp mẹ không nhiễm viêm gan B

 

·       Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm

 

·       Liều thứ 2, 3, 4: bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng. Có thể tiêm với vắc xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B như vắc xin 6 trong 1 hoặc vắc xin 5 trong 1.

 

·       Liều cuối cùng: khi trẻ 18 tháng tuổi và nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi.

 

Trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B. Có thể theo 2 lịch trình sau:

 

Lịch trình 1: 0-1-2-12

 

·    Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.

 

·       Liều thứ 2: tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.

 

·       Liều thứ 3: tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi.

 

·       Liều thứ 4: tiêm cách liều thứ 3 là 12 tháng.

 

Lịch trình 2: 0-1-6-18

 

·     Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.

 

·       Liều thứ 2: tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.

 

·       Liều thứ 3: tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi.

 

·       Liều thứ 4: tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

 

Sau tiêm liều thứ 4 ít nhất 1 tháng có thể xét nghiệm HBsAg và HBsAb để xác định trẻ có bị nhiễm siêu vi B không và hiện đã có kháng thể kháng siêu vi B giúp bảo vệ trẻ chưa.

 

Tiêm vacxin viêm gan B cho người lớn

 

Trước khi quyết định tiêm vacxin viêm gan B cho bạn, bác sĩ cần phải xác định :

 

·       Bạn có bị nhiễm viêm gan B hay không qua xét nghiệm máu HBsAg.

 

·       Bạn có kháng thể siêu vi B hay không qua xét nghiệm máu anti HBs

 

·       Tế bào gan có đang bị tổn thương hay không qua xét nghiệm AST/SGOT, ALT/SGPT

 

Nếu bạn chưa bị nhiễm viêm gan B (HBsAg âm tính) và chưa có kháng thể bảo vệ (anti HBs ≤ 10) và tế bào gan không bị tổn thương (AST/SGOT, ALT/SGPT trong giới hạn bình thường) à Bạn có thể chích ngừa viêm gan B theo 1 trong 2 lịch trình sau :

 

Lịch trình 1: 0-1-6

 

·       Liều đầu tiên

 

·       Liều thứ 2: tiêm sau liều đầu tiên 1 tháng.

 

·       Liều thứ 3: tiêm sau liều đầu tiên 6 tháng.

 

Lịch trình 2: 0-1-2-12

 

·       Liều đầu tiên

 

·       Liều thứ 2: tiêm sau liều đầu tiên 1 tháng.

 

·       Liều thứ 3: tiêm sau liều đầu tiên 2 tháng

 

·       Liếu thứ 4: tiêm sau liều thứ 3 là 1 năm

 

Lưu ý: do vắc xin viêm gan B không tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời và lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 3-5 năm cần xét nghiệm lại kháng thể chống siêu vi B (anti HBs). Nếu kháng thể anti HBs < 10m UI/ml cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

 

Người viêm gan B mạn tính cần làm gì để giữ gan khỏe mạnh?

 

Xét nghiệm máu định kỳ mỗi 6 - 12 tháng các chỉ số: AST, ALT (men gan), HBV-DNA (số lượng siêu vi B), HBeAg, Anti HBe (sự bùng phát siêu vi).

Hạn chế rượu bia, chất béo

 

Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.

Sử dụng thuốc, thảo dược theo hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa.

 

Làm việc vừa sức, tránh căng thẳng mệt mỏi.

Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.

 

Tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực.

 Nguồn Internet