Bài viết

slogan3

Viêm loét dạ dày tá tràng

I.         DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

-      Buồn nôn, nôn

-      Đau bụng, đau thượng vị kèm cảm giác nóng rát

-      Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua và ợ hơi

-      Có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu hóa.

 

II.         BIẾN CHỨNG

-      Chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị

-      Loét dạ dày, ung thư hoá

 

III.         NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

1231321

Vi khuẩn H. pylori được xem là tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày phổ biến nhất.

Vi khuẩn này lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hằng ngày như dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt.

 

IV.         THỬ NGHIỆM PHÁT HIỆN VI KHUẨN H. PYLORI

Xét nghiệm máu tìm kháng thể vi khuẩn H.Pylori

-  Phát hiện gián tiếp nhiễm H.Pylori qua kháng thể kháng vi khuẩn H.pylori.

-    Xét nghiệm có độ nhạy cao thường dùng để tầm soát bệnh trong kiểm tra sức khỏe định kỳ.

-  Xét nghiệm dương tính cho biết bạn đang bị nhiễm hoặc đã từng bị nhiễm vi khuẩn này trong quá khứ

Thử nghiệm ure hơi thở (C13)

-  Phát hiện trực tiếp nhiễm H. pylori bằng cách đo lượng phân tử C13 thoát ra trong khí Carbonic do vi khuẩn H.pylori trong dạ dày phân hủy Ure tạo thành.

-  Thử nghiệm có độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao và thường dùng để chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh.

-  Thử nghiệm dương tính cho biết vi khuẩn đang tồn tại trong đường tiêu hóa.

-  Thử nghiệm an toàn, không gây đau, có thể thực hiện cho trẻ em.

image-C13 test

 

 

 

 

 

 

Thử nghiệm kháng nguyên trong phân 

-  Phát hiện trực tiếp nhiễm H. pylori qua kháng nguyên của vi khuẩn.

-  Thử nghiệm có độ nhạy, độ đặc hiệu không cao vì phụ thuộc vào cách lấy mẫu.

-  Thử nghiệm dương tính cho biết vi khuẩn đang tồn tại trong đường tiêu hóa.

Nội soi - sinh thiết dạ dày

-  Một mẫu nhỏ (sinh thiết ) được lấy từ lớp niêm mạc dạ dày và tá tràng qua nội soi để thực hiện xét nghiệm.

-  Thử nghiệm có độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao và thường dùng để chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh.

-  Thử nghiệm dương tính cho biết vi khuẩn đang tồn tại trong đường tiêu hóa.

-  Thử nghiệm đòi hỏi thực hiện bởi chuyên gia nội soi, thiết bị nội soi. Bệnh nhân cảm giác rất khó chịu khi làm thử nghiệm này. Bệnh nhân là trẻ em, người lớn tuổi hay có bệnh thực quản, bệnh tim mạch, hô hấp, …chống chỉ định thực hiện nghiệm pháp này hoặc phải hổ trợ gây mê khi nội soi.

V.         CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

 

Phòng ngừa

Chủ yếu là chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, cụ thể là: 

          -  Tránh các chất kích thích như: thuốc lá, cà phê, rượu bia

          -  Thay đổi thói quen ăn uống: không ăn quá chua, quá cay, quá no, quá đói, …

          -  Tránh stress, chế độ làm việc căng thẳng, tránh thức quá khuya.

          -  Cần có chế độ nghỉ ngơi, chơi thể thao rèn luyện thể lực

          -  Cẩn trọng trong vấn đề ăn uống chung, dùng chung các vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày, …

 

Điều trị:

Phụ thuộc lớn vào việc chẩn đoán chính xác và sự phối hợp của bệnh nhân.

 

Nếu chẩn đoán đúng nhưng bệnh nhân không phối hợp thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc không dùng thuốc đúng theo chỉ định thì điều trị không hiệu quả hoặc không như mong muốn.