Bài viết

slogan3

Bệnh máu nhiễm mỡ

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, mức sống xã hội được nâng lên, điều kiện làm việc và sinh hoạt tiện nghi hơn làm cho con người trở nên ít vận động, cộng thêm thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe vì vậy bệnh tật ngày càng đến sớm hơn. Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và tử vong vì tim mạch ngày càng tăng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là máu nhiễm mỡ.

 

Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

                                                                             

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là bệnh mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là hiện tượng mà một hoặc nhiều chất trong máu như cholesterol, triglycerid, lipoprotein, apoprotein, axít béo tự do và phospholipid tăng cao hơn bình thường. Trong các thành phần này thì cholesterol và triglycerid đóng một vai trò hết sức quan trọng.

 

Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? 

 

Tăng LDL-cholesterol (mỡ xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (thiếu mỡ bảo vệ) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não …Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

 

-       Tăng triglyceride  đồng nghĩa với việc mỡ trong gan sẽ tăng, có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường do insulin gây ra (insulin gây rối loạn mỡ máu). Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao (>1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.

     

     Tuy nhiên bệnh máu nhiễm mỡ được phát hiện sớm và có thể điều trị khỏi nếu chúng ta kiểm tra mỡ máu định kỳ và tuân thủ điều trị.

 

Kiểm tra mỡ máu như thế nào?

 

Chỉ có thể kiểm tra mỡ máu bằng xét nghiệm:

·      Cholesterol toàn phần

·      LDL-cholesterol viết tắt là LDL-c (gây hại)

·      HDL-cholesterol viết tắt là HDL-c (có lợi)

·       Triglyceride

 

 

Lưu ý: Tốt nhất nên nhịn ăn 8-10 giờ trước khi xét nghiệm

 

Điều trị máu nhiễm mỡ như thế nào?

 

-       Các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm rối loạn chuyển hóa mỡ máu và điều trị hiệu quả bệnh này. Đối với người bị máu nhiễm mỡ nên kiểm tra và theo dõi thường xuyên hơn theo hướng dẫn của bác sĩ.

-       Kiểm soát cân nặng theo tháng nếu thấy có dấu hiệu thừa cân thì hãy xem xét lại chế độ ăn uống và vận động để có thể giảm bớt lượng cân thừa.

-       Nếu như đã áp dụng những phương pháp tập luyện, ăn uống,... mà mỡ trong máu vẫn cao, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

-       Ngoài ra, giữ mỡ trong máu ở mức tối ưu nhất nếu bạn đang có bệnh đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, suy thận mãn tính,… kèm theo.