Bài viết

slogan3

Viêm gan siêu vi

 

Viêm gan siêu vi là gì ?

 

Viêm gan siêu vi (VGSV) là bệnh gan do các loại virus có ái tính với tế bào gan, gây ra hội chứng viêm và hoại tử. Hiện nay, có 6 loại virus gây viêm gan được phát hiện là: viêm gan A (HAV), viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), viêm gan D (HDV), viêm gan E (HEV), viêm gan G (HGV).

$1  Triệu chứng của VGSV là mỏi mệt, cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải, nhiều lúc có đau cơ, đau khớp hoặc chỉ có cảm giác nhức mỏi chung chung. Trong những đợt bùng phát cấp, các triệu chứng thường rầm rộ hơn như sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng hoặc sẩm màu, đau cơ và đau khớp và nhất là đau tức vùng gan và ngứa.

 

Tác hại của viêm gan siêu vi  

 

Người bị viêm gan siêu vi nếu không khám và điều trị kịp thời, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

 

  • Suy gan cấp: là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong đến 90% nếu không điều trị kịp thời hoặc không được ghép gan.
  •  
  • Xơ gan: Virus tấn công các tế bào gan khiến tế bào gan bị viêm, mô gan bị tổn thương và dần thay thế bằng các tổ chức xơ và làm xơ hóa lá gan. Hậu quả làm gan suy giảm chức năng. 
  •  
  • Ung thư gan: Người bị viêm gan mạn tính có khả năng bị ung thư gan gấp 20 lần so với người không mắc bệnh.

 

  • Bệnh não do gan: Người bệnh thường thấy khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng về không gian và thời gian, dễ bị kích thích. Nặng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi hôn mê sâu. 
  •  
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Khi virus viêm gan B tấn công gây xơ mô gan, các mô xơ phát triển quanh tĩnh mạch gan sẽ chèn ép các mạch máu làm tăng áp xuất mạch và gây ra hàng loạt biến chứng như tích tụ dịch trong xoang phúc mạc, giãn tĩnh mạch thực quản gây chảy máu đường tiêu hóa và có thể tử vong đột ngột.
  •  viêm gan


 Làm thế nào để phát hiện VGSV ?

 

Khoảng 80% người nhiễm virus viêm gan không có triệu chứng. Tại nước ta, hai loại virus thường gặp nhất có thể gây viêm gan mạn là viêm gan B (HBV) và Viêm gan C (HCV). Để phát hiện sự hiện diện của virus trong cơ thể cần làm xét nghiệm chuyên biệt cho từng loại:

 

HBV

$1  · HBsAg: phát hiện sự có mặt của virus viêm gan B trong cơ thể. Nếu xét nghiệm dương tính, cần làm thêm HbeAg và HBV-DNA để xác định số lượng của virus trong cơ thể.

$1  ·  Anti-HBs: Xác định cơ thể có kháng thể bảo vệ nhiễm viêm gan siêu vi B hay chưa.

 

HCV

$1  · Anti-HCV: tìm kháng thể miễn dịch chống lại virus viêm gan C trong máu. Xét nghiệm dương tính đồng nghĩa với việc nhiễm HCV. Nếu dương tính, cần làm thêm HCV-RNA.

$1  ·  HCV-RNA: dùng để xác định số lượng virus trong cơ thể.

$1  ·  HCV Genotype: xác định loạiviêm gan C

 

Cách phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi B, C

 

HBV

 ·   Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho viêm gan siêu vi B (HBV)

        ·  Để phòng ngừa nhiễm viêm gan siêu vi B cách tốt nhất là tiêm ngừa.

      · Đối với người không nhớ rõ tiêm ngừa hay chưa nên làm các xét nghiệm Anti-HBs và HBsAg để được quyết định tiêm ngừa.

      ·  Đối với người đã tiêm ngừa nên làm xét nghiệm Anti-HBs để xác định lượng kháng thể trong cơ thể còn đủ để bảo vệ nhiễm viêm gan siêu vi B hay không.

 

HCV

·  Vắc-xin  phòng virus viêm gan C hiện nay chưa có. Tuy nhiên có thuốc điều trị đặc hiệu cho HCV với hiệu quả rất cao và tỉ lệ khỏi bệnh lên đến 93-99%.

· Nên tầm soát viêm gan siêu vi C định kỳ bằng xét nghiệm anti-HCV để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nếu mắc bệnh.